Thành phần cơ bản, không thể thiếu trong hệ thống thủy lực đó là các van thủy lực. Tùy vào quy mô, công suất và đặc điểm làm việc riêng của hệ thống mà van sẽ tồn tại với kiểu dáng, cách thức vận hành, cỡ size, chức năng khác nhau để đảm bảo yêu cầu điều khiển của người vận hành. Chắc hẳn những thông tin về van mà chúng tôi cung cấp trong bài viết hôm nay sẽ đem lại cho quý khách sự bổ ích và việc tìm hiểu cũng như lựa chọn van trở nên dễ dàng hơn.
Van thủy lực là gì? (Hydraulic valve)
Hệ thống thủy lực luôn là sự lựa chọn của khách hàng khi thực hiện những công việc năng nhọc, độc hại với công suất và tần suất làm việc lớn. Trong hệ thống ấy, xi lanh là bộ phận chấp hành, van là bộ phận cơ cấu cùng với phụ kiện, bơm, motor, quạt làm mát, lọc dầu, đồng hồ đo áp suất… tạo nên sự liên kết để vận hành dầu, nhớt, chất lỏng hiệu quả nhất.
Van thủy lực là những thiết bị thủy lực. Chức năng cơ bản của nó là: điều khiển hướng, lưu lượng, áp suất của chất lỏng nhằm phục vụ nhu cầu vận hành của các thiết bị có liên quan như: xi lanh, bơm, bộ lọc. Các chất lỏng thủy lực có thể là dầu, nhớt, nước, hóa chất, cao su…
Van có rất nhiều loại mà chúng ta có thể kể tên đến như: Van thủy lực một chiều, van gạt tay, van điện từ điều hướng, van chống lún thủy lực, van giảm áp thủy lực, van chỉnh áp, van tràn thủy lực, van điều áp thủy lực…Có 3 loại tác động đó là van thủy lực điều khiển điện, van thủy lực điều khiển bằng tay và van tác động bởi áp suất dầu. Mỗi loại van sẽ có thiết kế riêng, nhiệt độ và áp suất, cỡ size khác nhau.
Mỗi hệ thống với đặc điểm, yêu cầu khác nhau thì số lượng van, vị trí lắp, cách sắp xếp và sử dụng các loại van cũng khác nhau. Hệ thống có thể lắp van thủy lực trên đường ống dẫn hoặc các vị trí trước xi lanh, sau bơm…tùy nhu cầu.
Hầu hết các van thủy lực đều được làm bằng thép, inox, hợp kim mạ… Chất liệu này được các hãng ưu tiên sử dụng vì nó sẽ giúp van có kết cấu cứng, chống va đập tốt, không bị ăn mòn hay oxi hóa cũng như có tuổi thọ cao hơn.
Phân loại các loại van thủy lực
Nếu tính nhanh thì hiện nay, thị trường có khoảng hàng ngàn van thủy lực. Việc phân loại van là điều vô cùng cần thiết để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận, chọn mua cũng như sử dụng cho chính xác.
Người ta có thể chia van thủy lực thành 2 nhóm van chính đó là: Van điều khiển hướng, van điều khiển áp suất.
Van điều khiển hướng – Directional control valves
Ngay tên gọi van điều khiển hướng cũng đa cung cấp một phần thông tin về loại van này đó là van thủy lực, chức năng chính đó là điều khiển, thay đổi hướng dòng dầu khi chuyển động.
Tên tiếng anh của loại van này là Directional control valves. Đây cũng chính là loại van được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều hệ thống thủy lực sản xuất ở nước ta.
Van thủy lực 3/2
Van thủy lực 3/2 là loại van có đặc điểm gồm 3 cửa van: cửa vào, cửa làm việc, cửa xả và 2 vị trí thanh trượt. Tất cả hoạt động của van được điều khiển hoàn toàn bằng coil điện loại 24v hoặc 220v. Người ta thường sử dụng van này để điều khiển xi lanh dầu vuông, xi lanh dầu tròn 1 chiều hoạt động.
Ở trạng thái chưa có điện cấp vào, van 3/2 sẽ đóng nghĩa là cửa vào đóng, cửa làm viêc và cửa xả sẽ thông với nhau. Khi có dòng điện tương ứng vào, coil điện sinh ra từ trường để tác động đến trục của van làm cửa dầu vào thông với cửa làm việc, cửa xả đóng.
Van thủy lực 4/2
Tương tự như với van thủy lực 3/2 thì van thủy lực 4/2 cũng có 2 vị trí nhưng lại có đến 4 cửa van với: 1 cửa dầu vào, 1 cửa dầu xả và 2 cửa dầu làm việc.
Người ta chọn lựa loại van 4/2 điện từ để điều khiển xi lanh thủy lực đơn, xi lanh dầu 1 chiều vì van 4/2 là van tác dụng đơn.
Van thủy lực 4/3
So với các loại van điều khiển hướng thì van 4/3 là thông dụng. Người dùng có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng hay đại lý thiết bị.
Van này có đặc điểm kỹ thuật đó là: Van có 3 vị trí làm việc đó là bên trái, chính giữ, bên phải với 4 cửa van: Cửa vào, 2 cửa làm việc, cửa xả. Van 4/3 điện từ thì điều khiển hoạt động bởi coil điện, lò xo trong thân van.
Lúc chưa có dòng điện vào van: Lò xo đẩy trục van về vị trí giữa làm cho cửa xả, cửa vào đóng nên xi lanh dầu không hoạt động.
Lúc có dòng điện cấp vào làm cuộn coil sinh từ trường truyền đến thân van và tác động lên lò xo, trục van. Bốn cửa van sẽ lần lượt kết nối và thông với nhau phụ thuộc vào trục lõi van đang ở vị trí phải hay trái. Dầu sẽ qua van vào xi lanh, sau khi kết thúc chu trình làm việc tại xi lanh thì dầu qua cửa xả trở về thùng chứa.
Van thủy lực 5/2
Van thủy lực 5/2 cũng tương tự với các loại van trên. Van có 2 vị trí và 5 cửa van với: 2 cửa xả dầu, 2 cửa làm việc, 1 cửa dầu vào.
Nếu khách hàng chọn van 5/2 điện từ thì có thể lựa chọn coil: 12v, 24v, 220v.
Van thủy lực 5/3
Người ta sử dụng van 5/3 để điều khiển chính xác việc tiến, thụt lùi hoặc đứng yên của xi lanh dầu.
3 vị trí làm việc: trái, giữa, phải và 5 cửa van lần lượt là: 1 cửa dầu đi vào, 2 cửa làm việc, 2 cửa xả.
Van 1 chiều thủy lực
Van 1 chiều thủy lực có hình trụ tròn. Van có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, thường được chọn để lắp trên các đường ống dẫn chất thủy lực.
Chức năng cụ thể của loại van này đó là cho dòng chất đi theo 1 chiều duy nhất, ngăn việc chảy ngược lại. Điều này có thể khiển bơm bị hỏng hóc và hệ thống dừng đột ngột do gặp sự cố.
Điều không mong muốn đó là khi bơm bị tụt áp lực, van thủy lực 1 chiều được lắp ở đường dầu ra của bơm ngăn không cho dầu bị chảy ngược về bơm.
Ngoài ra, loại van này còn giúp kiểm soát cũng như hạn chế việc rò rỉ áp, lưu lượng trên đường ống.
Hiện nay, người ta phân chia van thành 2 loại đó là van một chiều dạng xoay dùng cho các ống dầu có nhiều tầng lớp và van một chiều dạng trượt chuyện dùng cho ống dẫn dầu ngang.
Bên cạnh các van điều khiển thủy lực điện từ thì người ta vẫn sử dụng các loại van thủy lực cơ điều khiển bằng tay gạt, van bi 2 ngả, van bi 3 ngả…
Van điều khiển áp suất – Pressure controls valves
Nhóm van áp suất cũng khá đa dạng với các loại van nhằm đảm bảo áp suất ổn định, tăng và giảm áp giúp hệ thống an toàn và duy trì mức áp suất để làm việc.
Van giảm áp thủy lực
Van giảm áp thủy lực có chức năng đó là giảm áp suất của hệ thống đến một mức nhất định. Nó đảm bảo áp lực ở đầu ra luôn luôn nhỏ hơn so với áp định mức.
Ở những hệ thống lớn, phức tạp, các thiết bị tại các vị trí khác nhau sẽ yêu cầu mức áp suất khác nhau nên việc chọn dùng van giảm áp là hợp lý. Van an toàn thủy lực và van giảm áp rất giống nhau, chuyện phân biệt 2 van này phải dựa trên cấu tạo, nguyên lý.
Van tuần tự thủy lực
So với các loại van khác, van tuần tự thủy lực ít được người dùng biết đến. Nó thực hiện việc đưa hệ thống hoạt động theo thứ tự trước sau, tuần tự nhất định. Việc này được quyết định bởi cơ cấu tác động khi áp suất đạt mức đã cài đặt sẵn. Có hai loại van tuần tự đó là: Van tuần tự trực tiếp, van tuần tự gián tiếp.
Van cân bằng thủy lực
Loại van cần bằng thủy lực được phân chia thành: Van cân bằng thường, van cân bằng có điều khiển.
Người ta sử dụng van này với mong muốn có thể tạo ra một lực cân bằng với tải trọng khi mà mạch nghỉ, trọng lượng không dịch chuyển.
Van an toàn thủy lực
Ngoài tên van an toàn thì nó còn được gọi là van tràn, van xả tràn. Van thực hiện nhiệm vụ giới hạn một mức áp suất lớn nhất cho hệ thống. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho mạch, người dùng dễ dàng đạt được hiệu suất cao.
Van luôn luôn ở trạng thái đóng, khi áp suất lên vượt mức quy định thì van sẽ mở. Dầu sẽ chảy về thùng chứa liên tục cho đến khi áp suất về lại bình thường.
Van tiết lưu thủy lực – Flow control valves
Trong van dầu thủy lực, chúng ta không thể bỏ qua van tiết lưu thủy lực – một đại diện của van điều khiển dòng chảy. Van tiết lưu thủy lực phân thành 2 loại phổ biến đó là: Van tiết lưu thủy lực 1 chiều, van tiết lưu chỉnh không có van 1 chiều.
Van có chức năng điều chỉnh dòng lưu lượng chất lỏng qua van. Nó hoạt động bằng cách tăng, giảm độ mở của van tại điểm điều chỉnh. Từ đó mà con người có thể điều chỉnh hoạt động xi lanh tốt nhất.
Nguyên lý hoạt động của van thủy lực
Mỗi loại van sẽ có nguyên lý hoạt động riêng phụ thuộc vào nó thuộc nhóm van nào, cách vận hành ra sao, cho chất lỏng đi qua hay không đi qua.
Chức năng chung là dẫn dầu từ nguồn đến các thiết bị chấp hành, động cơ để hoạt động:
+ Đóng mở cho dầu, chất lỏng thủy lực qua hoặc không qua
+ Phân chia dòng dầu, điều khiển hướng dầu
+ Điều tiết lượng dầu, áp suất theo ý muốn.
Cách chọn van thủy lực
Việc chọn đúng loại van thủy lực sẽ giúp khách hàng thuận tiện trong việc lắp đặt, vận hành van nhằm đem lại hiệu quả cao, ổn định hệ thống, hạn chế sự cố xảy ra. Nếu bạn sử dụng van không đúng cỡ size, không đúng chức năng thì hậu quả để lại khá nặng nề khi nó phá vỡ hệ thống, hư hỏng thiết bị có liên quan, lãng phí…
+ Việc cần làm đầu tiên đó là xác định chính xác nhu cầu sử dụng loại van nào? Dựa trên sự hiểu biết cơ bản về van, các loại van chính và dạng van phổ biến mà khách hàng có thể dễ dàng làm được điều này.
+ Am hiểu về hệ thống và những thông số, đặc điểm có liên quan như: Tính chất của chất lỏng, nhiệt độ và áp lực lúc cao nhất, thấp nhất, thông số làm việc của xi lanh, bơm dầu và motor.
+ Hiện nay, van thủy lực có 3 loại: điều khiển điện, điều khiển cơ, điều khiển bằng áp suất.
Với van cơ, việc sử dụng dễ dàng thông qua gạt cần, đạp chân… nhưng buộc người dùng phải có sức lực. Đối với hệ thống hoạt động liên tục, tần số cao cũng như lựa chọn van thủy lực điều khiển điện cùng với cảm biến, hẹn giờ sẽ tối ưu hóa khả năng làm việc của van.
+ Kích thước và trọng lượng của van dầu cũng cần được chú ý. Cỡ size thông dụng là:13, 17, 21, 27, ngoài ra có size lớn hơn: 34, 49. Kích cỡ size cửa van sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng dầu qua van, tốc độ làm việc của chấp hành.
+ Lưu ý, áp suất làm việc của van phải cao hơn áp suất hệ thống để được an toàn.
+ Cuối cùng là lựa chọn van của hãng sản xuất phù hợp với mức giá cả cạnh tranh nhất.
Địa chỉ cung cấp van thủy lực uy tín
Thủy lực và các thiết bị thủy lực dần trở thành một phần của sản xuất, quen thuộc với con người thì cũng là lúc thị trường sôi động hơn với hàng ngàn sản phẩm, phụ kiện.
Hiện nay, việc tìm và chọn mua một van thủy lực không quá khó khăn như trước kia nhưng chọn sao để chất lượng, hiệu quả, giá thành phải chăng… luôn là vấn đề được nhiều người băn khoăn.
Những hãng thủy lực nổi tiếng, tuổi thọ lâu đời mà khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng lựa chọn như: HDX, van thủy lực YUKEN, Yuci Yuken, Hydromax, van thủy lực Rexroth, van thủy lực Vickers, Nachi…
Với nhu cầu tìm các loại van thủy lực đa dạng, nhiều kích cỡ, bền bỉ, giá rẻ thì Yuci Yuken chính là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Chúng tôi luôn luôn quan điểm: Những thiết bị thủy lực nói chung và van thủy lực nói riêng đều cần phải đảm bảo chất lượng tốt nhất để khi vận hành đem lại cho khách sự hiệu quả và an toàn nên chỉ kinh doanh hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tại công ty, tất cả các thiết bị được kiểm tra kĩ càng, test điện và chạy thử trước khi bàn giao tận tay cho khách hàng. Bên cạnh việc kinh doanh thì công ty còn chú trọng những dịch vụ khác như gia công, sửa chữa hay lắp đặt nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.
Đặc biệt, với đội ngũ kỹ sư trình độ cùng phong cách làm việc chuyên nghi sẽ tư vấn, thiết kế hệ thống vận hành bằng thủy lực, bám sát yêu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh, tiết kiệm chi phí tối đa và bảo đảm hiệu quả tốt.
Hiện nay công ty là nhà phân phối chính thức của hãng thủy lực Yuci Yuken nên khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và sở hữu cho mình van thủy lực với giá thành cực kỳ phải chăng, đầy đủ về số lượng hàng hóa và 100% chính hãng.